70% Hư hỏng của hệ thống thủy lực là do tình trạng dầu

Các thành phần trong hệ thống thủy lực cơ bản

  1. Bồn dầu: chứa dầu thủy lực
  2. Motor điện (động cơ xăng): quay bơm thủy lực
  3. Bơm thủy lực (bơm bánh răng, bơm piston, bơm cánh gạt…): bơm dầu và tạo áp suất.
  4. Van an toàn: đảm bảo không tăng áp quá giá trị cho phép
  5. Lọc dầu: đảm bảo dầu không mang theo cặn bẩn
  6. Van tiết lưu: điều chỉnh lưu lượng và vận tốc của dầu
  7. Van điều hướng: thay đổi hướng của dòng dầu
  8. Xylanh: cơ cấu chấp hành chuyển đổi năng lượng dòng chất lỏng thành lực đầu cần.
Nguyên lý của hệ thống thủy lực: dùng áp suất của lưu chất (dầu thủy lực) để truyền dẫn năng lượng làm di chuyển hay vận hành một tải trọng.

70% hư hỏng của hệ thống thủy lực là do tình trạng của dầu thủy lực.

Trong đó:
  • 22% hư hỏng của hệ thống thủy lực là do bị mài mòn. Tính chất chống mài mòn của dầu thủy lực rất quan trọng. Mài mòn sẽ đẩy nhanh phá hủy các bè mặt làm việc.
  • 18% hư hỏng của hệ thống thủy lực là do dầu bị phân hủy, bị oxy hóa. Khả năng ổn định nhiệt và oxy hóa của dầu thủy lực rất quan trọng. Nếu không sẽ gây tạo cặn bùn, dầu bị đặc khó hoạt động trơn tru, gây kẹt bơm van. Axit sinh ra sẽ lảm rỉ và ăn mòn chi tiết kim loại.
  • 60% hư hỏng của hệ thống thủy lực là do dầu bị nhiễm bẩn. Khi nước lọt vào hệ thống thủy lực, một số phụ gia (phụ gia gốc kẽm) sẽ phản ứng với nước tạo thành axit, dẫn đến tạo cặn bùn. Gây tắc lọc và ăn mòn bề mặt kim loại.

Một số nguyên nhân liên quan tới dầu thủy lực mà bạn có kiểm tra và đánh giá hằng ngày

  • Độ nhớt của dầu: quá cao hay quá thấp.
  • Dầu nhiễm bẩn: trong quá trình bảo quản, châm thêm, vận hành máy móc sẽ rất dễ bị nhiểm bẩn.
  • Nhiễm nước: khả năng bôi trơn của dầu xuống mức thấp nhất.
  • Lẫn bọt khí: các bong bóng khí và rỗ xâm thực, chuyển động không trơn tru.
  • Nhiệt độ cao: dẫn đến phân hủy nhiệt, tăng oxy hóa, tạo cặn vecni.
Đọc thêm tại đây:
 https://vungtaulube.com/hu-hong-cua-he-thong-thuy-luc/

Nhận xét